Căn cứ điểm b Khoản 2 điều 42 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, như sau:
b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động
môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều
36 của Luật này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng
được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước
khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng”.
(Các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường năm
2020, bao gồm:
a) Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư
khai thác khoáng sản;
b) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu
tư thăm dò, khai thác dầu khí;
c) Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư;
d) Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư
xây dựng;
g) Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng quy định
tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này)
Từ quy định nêu trên, đề nghị Chủ đầu tư dự án nghiên cứu thực hiện theo
quy định pháp luật vệ bảo vệ môi trường.